 |
Chương trình văn nghệ chào mừng năm mới 2014 của Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu
|
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ quan điểm trên, nhiều năm qua Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống của đại bộ phận nhân dân trong cộng đồng dân cư; bên cạnh đó Ủy ban nhâ dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa như: Đề án nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Chỉ thị về việc tăng cường bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, bia kỷ niệm và nhà bia ghi danh liệt sĩ trên địa bàn; Đề án phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội…
Song song đó, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã triển khai và tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở địa bàn dân cư. Nổi bật là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh và phát triển trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, đã từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, giao thông nông thôn ngày càng thuận tiện, nhựa và bê tông hóa ấp liền ấp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân; văn hóa nông thôn có nhiều tiến bộ, mối quan hệ “Tình làng nghĩa xóm” ngày càng thắt chặt, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; các phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển; việc đầu tư cơ sở vật chất cho văn hóa được chú trọng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên và phát huy được hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi giải trí, tham gia sáng tạo và hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật của các địa phương trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn hóa còn nhiều hạn chế, một số hoạt động trên lĩnh vực văn hóa thông tin đối với cơ sở (xã, thị trấn) chưa được đầu tư thỏa đáng kể cả về phương diện vật chất và con người; một số hoạt động chỉ mang tính phong trào, thiếu bền vững. Sự bố trí, sắp xếp cán bộ chuyên trách tại cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, bên cạnh đó lại thường xuyên thay đổi vị trí công tác, từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ văn hóa và phong trào văn hóa ở cơ sở. Việc xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa tại cơ sở vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý và chưa có sức thu hút cao đối với quần chúng nhân dân; mặt khác, do chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người tham gia hoạt động trên lĩnh vực văn hóa ở cơ sở nên chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng văn hóa trong cộng đồng dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện thu nhập và mức sống của người dân nông thôn còn có sự chênh lệch xa so với thành thị; tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa truyền thống, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tội phạm, các tệ nạn xã hội và những biến đổi tiêu cực trong lối sống, nếp sống ở khu vực dân cư nông thôn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định về mặt xã hội. Do đó đòi hỏi các cấp, các ngành cần tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động và khơi dậy tiềm năng văn hóa văn nghệ trong nhân dân; thông qua đó để văn hóa từng bước là hạt nhân nồng cốt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội bằng các giải pháp trọng tâm cụ thể như sau:
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh phong phú và đa dạng, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, khu dân cư, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp làm cho các gia trị văn hóa thấm sâu vào đời sống. Đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa xây dựng nếp sống văn minh trong các quan hệ xã hội. Tăng cường hiệu quả hoạt động các hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp đồng thời có kế hoạch cải tạo nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa nông thôn, vùng khó khăn thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và nông thôn. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử truyền thống cách mạng giàu chất nhân văn, dân chủ, hiện đại phản ảnh chân thật sâu sắc đời sống lịch sử của địa phương, đất nước, khẳng định cái đúng, cái đẹp đồng thời phê phán cái xấu cái lạc hậu... góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của các cấp chính quyền trong kiểm tra, giám sát công tác quản lý quy hoạch, xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện quản lý toàn diện các mặt hoạt động, cần quy định cụ thể trong phân cấp quản lý. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát các công trình xây dựng cơ bản, các di tích lịch sử, văn hóa những vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực văn hóa trên địa bàn của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tránh gây phiền hà cho tổ chức và công dân trong thu hút đầu tư các dự án trên lĩnh vực văn hóa. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành trên lĩnh vực văn hóa. Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng lãng phí; có chính sách đãi ngộ và động viên khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập và phát triển trong tình hình mới. Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ văn hóa xã, phường trong tỉnh. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hoá, nghệ thuật; xét đề nghị phong tặng nghệ sỹ ưu tú; công nhận nghệ nhân; quy chế tặng giải thưởng đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; các chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ; người có công phát triển văn hoá ở địa phương. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý văn hóa từ tỉnh đến huyện, xã đồng thời tiếp tục cải cách hành chính đối với quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư và cấp phép các ngành nghề dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa để tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển chung của tỉnh, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cho văn hóa. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để phát triển sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các đơn vị công lập để khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình văn hóa của nhà nước. Tăng cường hợp tác phát triển văn hoá trọng tâm là tổ chức, tham gia đầy đủ các sự kiện văn hoá của khu vực, quốc gia, trước mắt tổ chức tốt ngày hội văn hoá khu vực ĐBSCL, chương trình văn hóa – du lịch nhằm tạo điều kiện phối hợp trao đổi thông tin, giới thiệu hình ảnh đất nước con người Bạc Liêu kết nối tour - tuyến du lịch với các doanh nghiệp lữ hành lớn trong và ngoài nước. Nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tăng cường công tác hội nhập, giao lưu quốc tế, giới thiệu văn hóa và con người Bạc Liêu thông qua các hoạt động chuyên môn về văn hóa. Tranh thủ sự giúp đỡ, thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức quốc tế cho việc phát triển văn hóa ở địa phương.
Bài, ảnh: Trung Kiên