Thông báo kết quả kỳ tuyển dụng viên chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2022 Công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa - Năm 2022 thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyên/Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2022 Số điện thoại đường dây nóng trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân khi thực hiện TTHC, dịch vụ công của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thông báo danh sách thí sinh đăng ký tuyển dụng công chức năm 2022 thuộc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Điều động, bổ nhiệm Ban Giám đốc 4 Sở vừa được chia tách Nội dung và biểu mẫu cung cấp số liệu phục vụ đánh giá chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022 Phát động Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 52 năm 2023 Bộ TT&TT phát hành đặc biệt 2 bộ tem: “Kiến trúc Nhà thờ” và “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-2022)” Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

null Lễ hội “Nghinh Ông” – Khát vọng vươn ra biển lớn

Bạc Liêu đất và người
Thứ năm, 17/03/2016, 10:25
Màu chữ Cỡ chữ
Lễ hội “Nghinh Ông” – Khát vọng vươn ra biển lớn

Hàng năm người dân huyện Đông Hải không thể quên được ký ức về Lễ hội với không gian náo nhiệt, hoành tráng pha lẫn với tiếng máy tàu, tiếng chiêng trống rộn rang, cứ “Đến hẹn lại lên” từng đoàn tàu chầm chậm rời bến, xuôi theo dòng nước tiến ra biển; hàng ngàn người đứng trên bờ kè chen chút để chiêm ngưỡng, Lễ hội “Nghinh Ông” huyện Đông Hải không riêng gì người dân nơi đây háo hức chờ đợi cái không khí náo nhiệt của Lễ hội mà thật sự là điểm hẹn của ngư dân và du khách xa, gần từ nhiều năm nay.

Ảnh: Lễ Hội Nghinh Ông

Huyện Đông Hải có 02 cửa biển lớn là cửa Cống Cái Cùng tại xã Long Điền Đông và Cửa biển Gành Hào có vị trí rất thuận lợi trong việc điều hành ghe tàu ra vào làm ăn của ngư dân; có một tuyến đường Trường Sơn từ Bạc Liêu về trung tâm huyện và một tuyến đường ven theo bờ biển; Toàn huyện có trên 600 chiếc ghe tàu đánh bắt thủy sản ngày đêm; với bờ biển dài 23 km và diện tích nuôi trồng thủy sản gần 40.000 héc ta đây là ngư trường rộng lớn, là tiềm năng phát triển kinh tế biển và du lịch của Đông Hải luôn khát vọng vươn ra biển lớn từ bao đời của người dân nơi đây.

Với đặc điểm nghề nghiệp sống làm ăn phải chăm chỉ bám biển, bám trời, chịu đựng biết bao sóng to, gió lớn như thế, việc tín ngưỡng văn hóa dân gian là nhu cầu văn hóa tâm linh của người làm nghề khai thác, đánh bắt thủy sản đã ăn sâu vào tiềm thức, Lễ hội “Nghinh Ông” cũng bắt nguồn từ tín ngưỡng nghề nghiệp sông nước được người dân tham gia tổ chức vào 3 ngày (mùng 9-10-11 tháng 3 âm lịch hàng năm). Từ ngày huyện Đông Hải được thành lập đến nay đã tổ chức được lần thứ XII, tại Miếu Bà - Lăng Ông thuộc khu vực II, thị trấn Gành Hào, điểm sáng du lịch nơi miền duyên hải.

Theo tập tục truyền thống trước ngày diễn ra lễ hội, ngư dân tạm ngưng công việc đi biển, nếu đang ở ngoài khơi mọi người cũng phải sắp xếp quay ghe về nhà để lo việc cúng tế, sơn sửa, trang trí nâng cấp ghe tàu chuẩn bị tham gia lễ “Rước Ông” từ ngoài biển khơi vào đất liền để tỏ rõ lòng ngưỡng mộ tế cúng Ông kỳ vọng cho mùa thu hoạch tới tôm cá đầy ghe.

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa Lễ hội và đẩy mạnh phát triển du lịch của địa phương, các ngành, các cấp trong huyện có những định hướng tham mưu đề ra giải pháp thích hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng việc tổ chức và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cụ thể như: thành lập Ban tổ chức để điều hành các hoạt động của lễ hội đạt hiệu quả; quy hoạch, nâng cấp cơ sở vật chất để tổ chức lễ hội; nội dung lẫn hình thức có nhiều nét mới trong các hoạt động như kịch bản lễ hội không cải biên, tránh rườm rà và có kế thừa chọn lọc. Lễ hội được nâng cấp, phát triển mỗi năm; về phần hội luôn cân đối với lễ về mặt thời gian, nội dung phong phú, khôi phục các trò chơi dân gian như tổ chức thi thả diều, thi cắt xê, keo cào, vá lưới, đi cà kheo... ngoài ra còn nhiều họat động thiết thực đáp ứng yêu cầu của người dự hội như: tổ chức giao lưu ẩm thực; chương trình văn nghệ, biểu diễn hát tuồng biểu diễn nghệ thuật múa lân, sư, rồng, xiếc, thi đấu bóng đá, bóng chuyền; tổ chức hội chợ thương mại... du khách còn được tham quan bộ da cá Ông lớn nhất Việt Nam được Tổ chức sách kỷ lục công nhận, đặc biệt là vận động các cơ sở sản xuất tôm giống đóng góp thả hàng chục triệu con tôm giống, Lễ hội năm vừa qua, ngư dân còn thả 01 con rùa biển, nặng gần 70 ký. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ động vật quý hiếm.

Ngoài việc tham gia các hoạt động trên bờ, nếu du khách muốn trãi nghiệm thêm cảm giác mạnh, thì “Xung phong” lên ghe ra biển dự lễ “Rước Ông”. Ban tổ chức có bố trí 10 chiếc ghe phục vụ, mọi người sẽ cảm nhận được cái không khí náo nhiệt, phấn khởi, hào hứng của đoàn ghe hàng trăm chiếc lướt sóng tạo nên bức tranh ngoạn mục hoành tráng đủ sắc màu trên biển cả.

Lễ hội được Ban tổ chức tích cực quảng bá trên các phương tiện thông tin để thu hút du lịch. Nếu như những năm đầu chỉ mới có trên 100 chiếc ghe, thì đến nay có khoảng 300 chiếc, có cả tàu, ghe ở ngoài tỉnh như Bình Thuận, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang tham dự; nếu số người dự hội ở những năm đầu chỉ có khoảng một chục ngàn người, thì nay đã lên đến khoảng 30 – 40 ngàn người.

Mọi hoạt động trong lễ hội được Ban tổ chức kiểm tra chặc chẽ, từ việc đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trên biển; phòng chống cháy, nổ; vệ sinh môi trường…ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, và không để tệ nạn xã hội ký sinh vào lễ hội.

Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào là di sản văn hóa phi vật thể được UBND tỉnh công nhận là lễ hội cấp tỉnh phân cấp cho huyện quản lý tổ chức hàng năm, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu làm bộ phim tư liệu để bảo tồn và phát huy. Có thể khẳng định Lễ hội nghinh Ông ở huyện Đông Hải mang nhiều ý nghĩa về mặt  kinh tế - văn hóa - xã hội sâu sắc; có tính độc đáo, tính quần chúng rộng rãi, lễ hội đã trở thành nếp tập quán thuần phong mỹ tục. Mặt khác trong lễ hội, các hoạt động vui chơi giải trí biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao là sự phản ảnh nhu cầu sinh hoạt hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, nhu cầu sáng tạo của quần chúng hay tham quan du lịch cũng là nhân tố quan trọng thể hiện đặc tính và nhu cầu văn hóa; lễ hội còn là dịp để mọi người gặp gỡ, quan hệ thắt chặt tình đoàn kết, thân ái, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau, hay việc ứng xử đối với thiên nhiên qua việc thả tôm giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản…

Lễ hội “Nghinh Ông” có sức lan tỏa ngày càng xa rộng, giàu sức sống bền lâu trong tâm thức và nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân vùng biển, góp phần rất đáng kể đẩy mạnh phát triển du lịch. Lễ hội còn là dịp để Đông Hải chào đón, giới thiệu về tình đất, tình người Đông Hải” thân thiện, hiếu khách” đang ngày đêm chung tay xây dựng quê hương mình ngày càng giàu, đẹp, văn minh – Khát vọng tiếp tục vươn ra biển lớn.

Số lượt xem: 676

Thanh Xuân

Liên kết web
Thăm dò
 

 

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16, đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn

Số lượt truy cập
00137306
ipv6 ready